Tối 16/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ V – 2019 với chủ đề “Sắc hồng cao nguyên đá” dã được khai mạc tại sân vận động trị trấn Đồng Văn. , lễ hội sẽ không đơn thuần chỉ giới thiệu hoa tam giác mạch mà còn mang đến trải nghiệm về chợ tình Khâu Vai, ngủ lều trại trên cao nguyên đá… cho du khách.
Lễ hội hoa tam giác mạch 2019 là sự kết hợp mềm mại giữa các tiết mục âm nhạc nghệ thuật với trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại Hà Giang. Tại đây, du khách cũng có cơ hội giao lưu, trải nghiệm làm bánh tam giác mạch Hà Giang và làm bánh mochi – sử dụng nguyên liệu tam giác mạch cùng các nghệ nhân Nhật Bản. Tại thị trấn Đồng Văn những ngày chuẩn bị diễn ra lễ hội đã thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế. Bởi vì, ngoài việc trải nghiệm với lễ hội, tháng 11 là thời gian đẹp nhất để du khách có thể tham gia vào các hoạt động và thăm quan cảnh quan hùng vĩ của Hà Giang.
Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật
chất còn khó khăn, cách làm du lịch còn bộc lộ nhiều điểm chưa hấp dẫn,
chính vì vậy, trong khuôn khổ của lễ hội lần này, UBND tỉnh Hà Giang,
UBND tỉnh Yên Bái và Bộ VHTT&DT đã phối hợp tổ chức, hội thảo "Liên
kết vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - du lịch Hà Giang và các
tỉnh Đông - Tây Bắc". Hội thảo diễn ra chiều 16/11 tại huyện Đồng Văn,
Hà Giang để tìm giải pháp kết nối Hà Giang với các tỉnh xung quanh, phát
triển du lịch Hà Giang theo hướng bền vững.
| ||
Hội
thảo có gần 20 tham luận của các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học
trong nước và quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Đức, Đan Mạch…
Nhiều tham luận đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hà
Giang trong liên kết vùng về kinh tế, du lịch với các tỉnh Đông - Tây
Bắc.
Phát biểu
tại hội thảo, Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho hay: Tiềm năng
của Hà Giang là rất phong phú, nhiều nét hoang sơ, độc đáo, cùng với
bản sắc văn hóa đa dạng. Cao nguyên đá Đồng Văn được nhận diện như một
tài nguyên du lịch độc đáo riêng có của Hà Giang tại Việt Nam bởi sự
hùng vĩ, độc đáo và mang nhiều giá trị về văn hóa, khảo cổ. Những năm
gần đây, du khách bắt đầu có những nhận biết về Hà Giang với tư cách là
một điểm đến mới hấp dẫn, Hà Giang còn là vùng đất có lịch sử văn hoá
lâu đời, nơi hội tụ, sinh sống của 19 dân tộc anh em cũng như những lễ
hội như Lễ hội hoa tam giác mạch (tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng
năm), Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (tổ chức thường niên vào tháng 3
âm lịch); Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (tổ chức thường niên vào
tháng 10 hàng năm).
![]() |
Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V năm 2019, |
Ngoài
ra Hà Giang còn có các di tích lịch sử, văn hóa, như: Cột cờ Lũng cú –
Đồng Văn; Khu di tích dinh thự nhà Vương (hay còn gọi là Vua mèo)... Đây
là những điều kiện thuận lợi để Hà Giang xây dựng thương hiệu du lịch
quốc gia với du lịch xanh và bền vững thông qua các loại hình như: du
lịch sinh thái, cộng đồng, thăm quan, trải nghiệm theo hướng bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa, giá trị khảo cổ và bảo vệ môi trường.
Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: Việc
liên kết du lịch vùng khu vực Đông - Tây Bắc là chiến lược quốc gia, đã
được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, theo bà Hương, để phát triển du lịch
Đông – Tây Bắc đạt hiệu quả hơn, các địa phương cần tập trung đầu tư
phát triển các sản phẩm đặc thù, tạo dựng thương hiệu cho du lịch vùng.
Phó
Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Trần Quốc
Khánh cũng cho rằng: Tiềm năng phát triển du lịch, kết nối di sản của
các tỉnh Đông - Tây Bắc rất lớn. Hiện nay, khu vực này có tổng cộng 7 di
sản thế giới, trong đó có 4 di sản phi vật thể, 2 cao nguyên đá (là cao
nguyên đá Đồng Văn và non nước Cao Bằng) được công nhận là Công viên
địa chất toàn cầu. Việc phát triển du lịch của vùng Đông – Tây Bắc đã
mang đến lợi ích lớn về phát triển kinh tế, du lịch, văn hoá, để người
dân và du khách cùng hưởng lợi.
Amazing
Hà Giang – Hà Giang kỳ vĩ là bộ nhận diện thương hiệu mới vừa được Sở
VHTT&DL Hà Giang phối hợp các nhà đầu tư, các công ty lữ hành thực
hiện. Cảm hứng sáng tạo nên logo đến từ chính những nét kỳ quan mà tạo
hóa đã ban cho sông núi Hà Giang, mặt trời huy hoàng trên đỉnh Tây Côn
Lĩnh và ráng hoàng hôn màu cam cháy trên biển mây Chiêu Lầu Thi. Lớp lớp
sóng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì quyến rũ làm nên nét lượn xanh ngắt
bên cạnh dáng núi sừng sững. Và dòng sông Nho Quế uốn lượn dưới chân đèo
Mã Pì Lèng ngoạn mục tạo nét thủy mềm mại hoàn thiện biểu trưng. Cuối
cùng, những sắc màu rực rỡ của logo tượng trưng cho sự giàu có và phong
phú của bản sắc văn hóa Hà Giang, với nụ cười và vẻ đẹp của 19 dân tộc
anh em chung sống hòa hợp và gắn kết.
0 Nhận xét