Recent Posts

header ads

Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

 Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày, lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.
Phần lễ là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín, được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng
Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Hà Giang

 Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội. Những quả còn nhỏ xinh với nhiều tua rua có màu sắc sặc sỡ được tung lên trời hướng tới tâm của vòng tròn được dán giấy hồng 2 mặt uốn trên đỉnh cây mai cao khoảng 25m dựng giữa mảnh ruộng. Đông đảo thanh niên trai gái đua nhau so tài khéo léo. Ai ném quả còn lọt qua được vòng tròn sẽ là người thắng cuộc và may mắn nhất trong năm. Vòng tròn được ném thủng cũng có nghĩa là mang lại một năm mới đủ đầy, no ấm và hạnh phúc cho tất cả người dân trong bản. Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.
Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày

Lễ hội Lồng Tồng Của Dân Tộc Tày

Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc được cải thiện đáng kể; nhiều chính sách đầu tư, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước đã giúp đồng bào có cuộc sống khá hơn; nhiều gia đình đã thoát đói nghèo, ổn định cuộc sống, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng cây bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường…; sự giao thương có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế nâng lên, trẻ em được đến trường, không còn thất học. Nhiều con em dân tộc Tày, Nùng đã trở thành cán bộ cao cấp, cán bộ có trình độ kiến thức chuyên môn các ngành, nghề và có vị trí trong xã hội. Cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm y tế) được xây dựng khang trang; các khu kinh tế, khu công nghiệp được xây dựng; nhiều gia đình người Tày, Nùng đã sử dụng những đồ gia dụng hiện đại, đời sống tinh thần ngày một cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi đáng phấn khởi đó, đang xuất hiện những xu hướng không lành mạnh: Một bộ phận trong giới trẻ chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị văn hóa của dân tộc; sự thờ ơ của họ đã dẫn đến các giá trị văn hóa trong Lễ hội, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày, Nùng nhanh chóng bị mai một. Thực trạng đó đang đặt ra cho chúng ta cần có các chủ trương và giải pháp đồng bộ với sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành… để gìn giữ bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa Lễ hội đầu xuân năm mới của dân tộc Tày, Nùng nước ta.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét