Recent Posts

header ads

Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Lễ hội Gầu Tào của người Mông Hà Giang

Gầu tào – theo tiếng Mông có nghĩa là địa điểm chơi. Ở những nơi gần biên giới, người Mông còn gọi lễ hội này theo tiếng Quan Hỏa là Say Sán, nghĩa là đạp núi. Lễ hội Gầu tào hiện được tổ chức ở quy mô gia đình, mang tính chất là lễ tạ ơn thần linh và được cộng đồng hưởng ứng, đến góp vui. Lễ hội không diễn ra thường xuyên, mà chỉ khi có gia đình nào lâm vào một trong 2 trường hợp sau mới tổ chức. Trường hợp thứ nhất, gia đình không có con, ít con hoặc sinh con một bề sẽ lên đồi Gầu tào quỳ khấn, xin thần linh ban cho con cái theo ước nguyện. Khi đứa trẻ được sinh ra, được đặt tên, mùa xuân năm đó, người ta sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn. Trường hợp thứ hai, gia đình có một vài thành viên trong nhà thường ốm đau, bệnh tật, mùa màng thất bát, vật nuôi còi cọc, kinh tế sa sút, cũng sẽ lên đồi Gầu tào quỳ khấn, xin thần linh cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Khi mọi tai ương đã hết, mùa xuân năm đó, người ta sẽ làm Lễ Gầu tào để tạ ơn.

Những điệu múa được người Mông trình diễn.

Những điệu múa được người Mông trình diễn.

Lễ hội Gầu Tào gần như thể hiện đầy đủ các loại hình văn hóa dân gian của đồng bào người Mông và được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho lễ hội thì ngay từ cuối tháng Chạp phải tiến hành nghi lễ chặt tre và dựng cây nêu.

Nghi lễ được thầy cúng thực hiện.

Nghi lễ được thầy cúng thực hiện.

 Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, nó gắn liền với niềm tin của người Mông về sự ấm no, hạnh phúc.

Nhiều trò chơi dân gian thu hút người chơi.

Nhiều trò chơi dân gian thu hút người chơi.

 Lễ hội Gầu Tào là môi trường nuôi dưỡng văn hóa, văn nghệ dân gian Mông, góp phần gắn kết khối đoàn kết cộng đồng người Mông.

Các hoạt động văn hóa dân gian được xây dựng thành cuộc thi.

Các hoạt động văn hóa dân gian được xây dựng thành cuộc thi.

Theo ông Ly Mí Ná, Nghệ nhân dân gian xã Pả Vi huyện Mèo Vạc chia sẻ: Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và được cộng đồng dân tộc Mông gìn giữ từ xưa đến nay. Thông thường, khi một gia đình người Mông không có con, ít con hoặc sinh con một bề hay có người ốm đau hoặc làm ăn không tốt…, họ sẽ lên đồi khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực, họ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.
Gia đình khác kinh tế ban đầu tuy khá giả nhưng vì nhiều lý do nên làm ăn lụn bại hoặc con cháu ốm yếu, vật nuôi thui chột, cũng nhân dịp Tết, chủ nhà tổ chức lễ hội Gầu Tào.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét