Recent Posts

header ads

Đặc sắc lễ hội chợ tình Khâu Vai Mèo Vạc Hà Giang

Không phải "chợ" bình thường mà là "chợ tình", mỗi năm một lần nhằm ngày 27 tháng 3 âm lịch phiên chợ này lại lại trở lại như một nốt nhạc rộn ràng, reo vui trên mảnh đất Mèo Vạc có đá và hoa. 

Du lịch Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị. Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, những mùa hoa khoe sắc mà còn đẹp bởi tình người, bởi những nét văn hóa đặc trưng được lưu truyền qua bao đời nay
Chợ tình Khâu Vai (Khâu Vai theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai) còn gọi là chợ “Phong Lưu”. Chợ tình Khâu Vai có từ gần 100 năm nay, có từ năm 1919. Chợ họp trên một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cách thành phố khoảng 200Km.

chợ tình Khâu Vai

chợ tình Khâu Vai

Không phải “chợ” bình thường mà là “chợ tình”, mỗi năm một lần nhằm ngày 27 tháng 3 âm lịch phiên chợ này lại lại trở lại như một nốt nhạc rộn ràng, reo vui trên mảnh đất Mèo Vạc có đá và hoa. Năm 2017,  Lễ hội “Chợ tình Khâu Vai”, tỉnh Hà Giang  sẽ được tổ chức từ ngày 21 đến 23/4 (từ 25 đến 27 tháng Ba âm lịch) với chủ đề “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Chợ tình Khâu Vai”.
Nét đặc sắc “Chợ tình Khâu Vai”
Đây là đêm chợ truyền thống của người dân tộc Mông. Ban đầu những người đến đây đều là những người có tình yêu dang dở, vì lý do nào đấy mà không đến được với nhau. Họ đến, trao nhau những yêu thương sau một đêm, rồi sáng mai khi phiên chợ tan, tình tan, họ lại trở về sống với người chồng, người vợ, mà không có sự hờn ghen hay trách móc. Ngày nay, chợ là nơi để mọi người tụ tập, giao lưu và cũng là nơi trao đổi các mặt hàng hóa.

chợ tình Khâu Vai Mèo Vạc Hà Giang

chợ tình Khâu Vai Mèo Vạc Hà Giang

 Mong chờ cả năm, ngày hội chợ tình sắp đến gần. Từ khắp các nẻo đường chênh vênh uốn lượn không khí trẩy hộ i đã bắt đầu rạo rực ngay những ngày đầu. Từ chiều 26 /3 âm lịch, dòng người bắt đầu rộn ràng xuống chợ.

Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Chợ tình Khâu Vai

Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Chợ tình Khâu Vai

Có những người ở xa, cách Chợ tình Khâu Vai đến vài quả núi vẫn không quản ngại. Chân họ vượt núi cao, lô nhô đá tai mèo để tìm về bến đợi yêu thương. Cả khu chợ như khoác lên mình chiếc áo rực rỡ sắc màu của các cô gái dân tộc xúng xính trong trang phục thổ cẩm truyền thống, cùng nét mặt hớn hở của các chàng trai.

Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà chợ tình Khâu Vai

Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà chợ tình Khâu Vai

Đêm xuống, Chợ tình Khâu Vai trở nên thơ mộng bởi những điệu hát phưn, hát lượn, tiếng khèn Mông gọi bạn tình da diết. Những chàng trai chuyện trò, đợi bạn bên bát rượu ngô chếnh choáng; các cô gái sặc sỡ váy hoa, thẹn thùng e ấp.
Điều thú vị là có nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đi Chợ tình Khâu Vai; đến nơi, vợ tìm bạn của vợ, chồng tìm bạn của chồng. Họ không ghen tuông mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình. Họ coi đó như sự chia sẻ với cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Nhưng những phút giây “ngoài chồng, ngoài vợ” đó chỉ có và được phép diễn ra hết ngày chợ 27/3. Sau ngày này “cửa lòng” phải đóng lại.

Đêm xuống chợ tình Khâu Vai

Đêm xuống chợ tình Khâu Vai

Những giá trị văn hóa của “Chợ tình Khâu Vai”
Tuy đến nay có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh lễ hội nhưng chợ tình Khâu Vai vẫn là một nghi lễ văn hóa truyền thống tại vùng núi Hà Giang. Hoạt động này được tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang; tái hiện những bản sắc văn hóa của đồng bào nơi công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; góp phần xây dựng và phát triển những chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa, mang đậm tính nhân văn cao đẹp truyền thống của đồng bào.

Khoảng thời gian tâm sự của những mối tình dang dở.

Khoảng thời gian tâm sự của những mối tình dang dở.

 Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội “Chợ tình Khâu Vai” cũng bao gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ là nghi thức dâng hương tại miếu Ông, miếu Bà. Phần hội bao gồm các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống; trò chơi dân gian như gánh nước bằng ống tre, leo cột, tung còn giao duyên, bịt mắt, ném Pao, đánh yến…, trải nghiệm cưỡi ngựa “Về với người xưa trên cung đường tình yêu”,…

Ngoài ra các bạn còn có dịp thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của địa phương như: mèn mén, thắng cố, tậu chúa, lẩu dê, thịt bò khô, thịt lợn hun khói, lạp sườn, rượu ngô…

Du khách thưởng thức các món ăn đặc sản của Hà Giang

Du khách thưởng thức các món ăn đặc sản của Hà Giang

 Lễ hội cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng của các dân tộc vùng cao nhằm tạo điểm nhấn để giới thiệu, quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Cuộc thi đua ngựa nằm trong khuôn khổ lễ hội chợ tình Khâu Vai

Cuộc thi đua ngựa nằm trong khuôn khổ lễ hội chợ tình Khâu Vai

Trong hành trình du lịch Hà Giang chợ tình Khâu Vai, du khách còn được ghé thăm các địa danh như: Cổng trời Quản Bạ, Cột cờ Lũng Cú, chinh phục Đỉnh Mã Pí Lèng, Dinh thự Vua Mèo, Phố cổ Đồng Văn… để chiêm ngưỡng hết nét đẹp nguyên sơ của vùng núi phía Bắc này.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét